Đặc điểm hình thái:
Các phần của lá : lá gồm 3 phần chính và 3 phần phụ
Phiến lá
Là phần dẹp, mỏng, to, có màu lục, do trong tế
bào chứa lục lạp. Phiến lá rất đa dạng và có nhiều kích thước rất khác nhau;
trong nhiều trường hợp phiến lá có những biến đổi theo điều kiện sinh thái và
chức năng riêng.
* Hình dạng của phiến láthực vật Hột kín rất đa dạng và có ý nghĩa lớn
về mặt hệ thống trong phân loại học ngày nay cũng như trong cổ sinh thực vật
học; thật khó mà mô tả được hết hình thái của lá vì "không có hai loài
khác nhau mà có cùng hình thái lá giống nhau", và trên cùng một cây có
khi có nhiều dạng lá khác nhau. Khái niệm chủ yếu về hình thái lá ở đây chỉ mô
tả trên một số đặc điểm thông thường, tùy thuộc vào tỷ lệ chiều dài, chiều
rộng, sự đối xứng … mà lá chia các kiểu sau:
Lá tròn đều nếu chiều dài lá bằng chiều rộng; khi chiều dài gần
bằng chiều rộng thì lá gần tròn. Lá bầu dục có chiều dài dài
hơn chiều rộng từ 1,5 - 2,5 lần; bầu dục có thể rộng, thuôn, nhọn; bầu dục
thuôn nhọn ta có hình mũi mác. Phiến lá hình trứngkhi
có đối xứng qua gân giữa lá và chiều dài gấp 1,5 - 2,5 chiều rộng, và rộng ở
phần đáy gốc lá; nếu chiều dài bằng hay gần bằng chiều rộng thì lá có hình
trứng rộng; chiều dài vượt chiều rộng từ 3 - 5 lần thì gọi là hìnhtrứng
thuôn. Nếu hình dạng ngược với các kiểu vừa mô tả có nghĩa là phần rộng nằm
ở đỉnh thì gọi hìnhtrứng ngược, hìnhthuôn ngược.
Lá hình thoi khi phiến có dạng giống hình thoi có thể đều hay
không đều. Hoặc lá hìnhtam giác, tam giác rộng, tam giác thuôn. Lá hìnhlưỡi
liềm khi lá có dạng thuôn và uốn cong về một bên. Lá hìnhkim khi
lá dài, hẹp, thường cứng và nhọn; mặt cắt ngang lá có thể có hình tam
giác hay hình thoi. Ngoài ra còn có các dạnghình tim,
hình thận, hình mũi tên …
Các phần của lá bẹ / lá thìa bẹ chìa/ochrea (Polygonum)
* Chóp lá là phần tận cùng của lá rất đa dạng về hình
dạng và cũng là đặc điểm của một số họ.
Các kiểu chóp lá 1. Chóp dài xoắn; 2. Chóp
nhọn kéo dài; 3. Chóp nhọn hoắt; 4. Chóp có gai nhọn; 5. Chóp nhọn; 6. Chóp tù;
7. Chóp tròn; 8. Chóp bằng; 9. Chóp lõm; 10. Chóp hai thùy
Một số dạng của chóp lá: chóp lá kéo dài thành hình
sợi mềm và xoắn lại, chóp lá nhọn do phiến lá kéo dài
và thường hơi cong; chóp nhọn hoắt ít nhiều và kết thúc bằng
một mũi nhọn cứng. Chóp có gai nhọn khi ở giữa đỉnh phiến có
một gai nhỏ, mảnh; chóp nhọn là chóp được tạo thành như một
tam giác cân. Chóp tù giống như chóp nhọn nhưng có đỉnh tròn
lại còn chóp tròn nếu phiến tận cùng bằng một cung lồi, chóp
bằng hay chóp cụt khi tận cùng của nó như bị cắt bằng
qua; chóp lõm khi đỉnh phiến bị lõm ở giữa, nếu lõm ít là chóp
hơi lõm, nếu lõm nhiều tạo thành chóp hai thùy hoặc lõm
sâu thành chóp khuyết.
* Mép lácó thể nguyên khi mép có dạng một đường cong hoặc thẳng đều, có
thể lõm, lượn sóng … hay bên ngoài mép có lông, có gai, có răng đầu hay không,
răng thưa hoặc mép có răng cưa tròn, nhọn …
Các kiểu mép lá: 1. Mép nguyên; 2.Lõm; 3.Lượn
sóng; 4.Uốn cong; 5. Có lông; 6. Có gai; 7. Có răng; 8. Răng hai lần; 9. Răng
không đều; 10. Răng thưa; 11. Hai lần răng thưa; 12. Răng cưa không đều; 13.
Răng tròn
* Gốc lácó thể có hình tim, nơi đó gốc lá lõm sâu hình tam
giác, nếu chổ lõm tròn lại thì gốc sẽ được gọi gốc hình thận. Gốc
lá hìnhmũi tên có chỗ lõm sâu hình tam giác tạo nên bởi hai phần
dưới nhọn của phiến lá quay xuống dưới. Gốc hình mũi mác khi
hai phần nhọn phía dưới của phiến hướng thẳng góc với cuống lá hoặc quay lên
trên. Giữa các kiểu trên có các dạng chuyển tiếp trung gian, ví dụ như hình
tim - hình mũi tên, hình tim - hình mũi mác… Gốc lá có thể bằnghay cụt; gốc
bất đối xứnghay gốc nghiêng khi hai bên phiến gốc kết thúc
không bằng nhau.
Các kiểu gốc lá 1. Hình tim; 2. Hình thận; 3.
Hình mũi tên; 4. Hình mũi kích; 5. Gốc lõm; 6. Gốc tròn; 7. Gốc nhọn; 8. Gốc
kéo dài; 9. Gốc bằng; 10. Gốc có tai; 11. Gốc bất đối
Cuống lá
Phiến lá được đính vào thân nhờ cuống lá. Ở
đại đa số thực vật có hoa, cuống lá được xem là phần của lá; hình dạng, kích
thước và nhiều đặc tính hình thái khác nhau đặc trưng cho các đơn vị phân loại
khác nhau. Ví dụ: lá bưởi có cuống hình cánh, cuống hình cánh cũng thấy ở cây
ráy leo (Pothos scandens) do lá kèm dính lại mà thành.
Dạng đơn giản của cuống được xem như là một
phần gấp nếp của phiến lá. Ví dụ lá một số cây họ Môn (Araceae) hình như lá bị
thắt lại ở gốc phiến để hình thành một lòng máng nới rộng dần về phía dưới và
hình thành nên bẹ lá.
Cuống lá được xuất hiện chậm trong quá trình
phát sinh cá thể nhờ sự sinh trưởng lóng ở gốc phiến lá. Có nhiều cây, lá không
có cuống và đáy của phiến lá đính trực tiếp vào thân.
Lá kèm / lá bẹ
Là những phiến lồi có hình dạng và kích thước
khác nhau, thường nằm ở gốc lá của nhiều cây hột kín cũng như một số cây hột
trần và dương xỉ.
Lá kèm thường làm thành một đôi ở gốc lá, hoặc
giữa cuống và thân hoặc nằm đối diện với cuống lá. Vì thế lá kèm có thể rời,
dính nhau hoặc dính với cuống lá hay dính với thân. Lá kèm có thể có cuống hay
không, có hình phiến, hình vẩy, hình sợi, hoặc thành gai (ở cây hoa hồng) hay
có dạng phiến đặc biệt như lá một số cây Pothos họ Môn hay có
vòi móc để móc cây khác (dây kim cangSmilax) hoặc có khi rất lớn như ở
đậu hoa (Lathyrus).
Kích thước của lá kèm có thể rất nhỏ như hình
kim hay rất to như ở đậu Hà lan (Pisum sativum); lá kèm có thể tồn tại
lâu hay rụng sớm nên phải tìm lá bẹ ở nhánh non, ở những lá lớn chỉ còn để lại
thẹo. Ở da (họ Morace), trầu (họ Piperaceae), sứ (họ Magnoliaceae), họ Dầu
(Dipterocarpaceae) hai lá bẹ hợp nhau làm thành ống bao lấy chồi non và bao sẽ
rụng sớm khi lá phát triển.
Một số kiểu lá kèm: A. Đậu Hà lan (Pisum sativum);
B. Đậu hoa (Lathyrusaphaca)C. Tra làm chiếu (Hibiscus tiliacens);
D. Mơ lông (Paedaria foetida)
Bẹ lá
Bẹ lá là phần thấp nhất của phiến lá, khi lá
không có cuống thì đáy của phiến lá mở rộng thành phần dẹp ôm lấy thân. Bẹ lá
dùng để đính lá vào thân, làm chổ dựa cho lá, ngoài ra nó còn giúp bảo vệ chồi
ngọn của cây, bảo vệ bông đang hình thành và các phần dưới của lóng nơi có mô
phân sinh lóng.Về mặt giải phẩu, bẹ lá không khác phiến lá và nó cũng tham gia
vào sự quang hợp.
Lá có lá bẹ gọi là lá ôm, thường gặp ở các cây
đơn tử diệp. Ở họ Hòa bản, bẹ lá rất cao làm thành một ống bao trùm lấy nguyên
cả lóng; ở dây mây cũng vậy.
Ở chuối, tỏi tây,bẹ các lá ôm vào nhau và làm
thành một trụ đứng trông như thân: đó là thân giả khí sinh. Bẹ lá thường ít
phát triển ở cây song tử diệp, chỉ gặp ở một vài họ như rau cần cơm, carrot.
Một số kiểu bẹ chìa ở họ Rau răm (Polygonaceae)
* Bẹ chìa là kiểu dính nhau đặc biệt của lá kèm. Ở họ
Rau răm (Polygonaceae), lá ôm thân và có một mép làm thành ống bao lấy đáy
lóng, đó là Ochrea hay bẹ chìa.
* Thìa lìa (lưỡi nhỏ) hay mép lá là kiểu lá kèm đặc trưng
cho họ Lúa (Graminae) và họ Gừng (Zingiberaceae); đó là những phiến lồi nhỏ nằm
ở phía trong của lá nơi ranh giới giữa phiến và bẹ lá; nó như là phần liên tục
của bẹ lá; có khi chỉ được tượng trưng bằng một lằn lông. Thìa lìa là đặc tính
quan trọng trong phân loại của họ Lúa.
Sự phân gân lá
Gân lá là hệ thống các bó mạch đi từ thân tiếp
tục vào lá, sự phân bố các bó mạch trong phiến lá là sự phân gân lá và tập hợp
tất cả các gân lá gọi là hệ gân lá. Lá có thể có một gân, hai gân hay nhiều gân
…
Phiến lá có một gân
Thường gặp ở các lá có dạng hình kim như ở lá
của thông, rêu, cỏ tháp bút
Gân lá song song
Là đặc tính của phiến lá nhiều cây đơn tử
diệp, các gân song song thường có độ lớn gần bằng nhau và chạy dọc theo lá; các
gân dọc nầy có thể được nối nhau bằng những gân nhỏ, mảnh hơn. Ví dụ như ở mía,
lúa, lan … Ta có thể xem lá gân song song như là lá chỉ gồm có một gân chính
nhưng gân chính nầy dẹp như bị cán ra nên các bó của nó xa nhau và giữa các bó
là diệp nhục.
Ở lá kè (Livistona), thốt lốt (Borassus),
mật cật (Rhapis) … gân chính như bị xòe ra ở một điểm nên lá gồm nhiều
lá phụ bức xạ.
Gân hình cung cũng được xem là thuộc kiểu gân
song song; gặp ở cây song tử diệp như mã đề (Plantago).
Gân lá hình mạng
Thường gặp ở cây song tử diệp, các gân lá có
kích thước to nhỏ khác nhau và tạo thành mạng phân nhánh liên kết với nhau.
Trong hệ gân hình mạng, những gân lớn thường nổi lên ở mặt dưới, các gân nhỏ
hơn thường chìm trong mô của diệp nhục. Tùy theo cách sắp xếp của các gân lớn
trong phiến lá mà hệ gân nầy được chia:
* Gân hình lông chim có gân giữa to nhứt hay còn gọi gân chính; từ
gân giữa phân ra hai hàng gân phụ hai bên song song nhau, đối nhau từng cặp hay
so le nhau.
* Gân hình chân vịt với các gân chính lớn có kích thước gần bằng
nhau xuất phát từ gốc của phiến lá và rời nhau đi về mép của phiến lá, trông
giống các ngón chân vịt. Ví dụ gân lá đu đủ, khoai mì…
* Gân hình lọng có cuống lá thay vì gắn ở bìa phiến lá lại gắn
ở giữa phiến lá như ở lá sen, súng … Các gân chính đi từ giữa lá và tỏa tròn ra
mép của phiến lá.
Trong hệ gân lá hình mạng, hệ gân lông chim
được xem là kiểu khởi sinh, và
trong mọi trường hợp, gân phân tới mép phiến
lá được xem là kiểu nguyên thủy.
Các kiểu phân gân lá
Các kiểu lá
Lá đơn (simple leave)
Khi cuống lá chỉ mang một phiến duy nhứt; tùy
theo bìa phiến lá, ta phân biệt:
* Lá đơn nguyên khi bìa phiến
là nguyên, trơn láng như là bông giấy, hay có răng nhọn như bụp (Hibiscus)
hay răng tròn …
* Lá có thùy khi mép lá có
khuyết sâu chưa đến 1/2 kể từ bìa phiến lá đến gân chính: lá thầu dầu, lá nho …
* Lá phân thùy / xẻ thùy lá
có khuyết sâu hơn 1/2 phiến lá như lá móng bò (Bauhinia purpure) …
* Lá xẻ thùy khi các khuyết
ăn sâu vào cho đến gần hoặc sát với gân giữa của lá như ở lá đu đủ …
Hình thái một số lá đơn nguyên
* Lá rọc khi lá như bị rọc
đến gân chính; gặp ở tóc tiên (Taraxacum)… lá của vài loài cỏ sống dưới
nước có thể xem như là lá rọc. Ở cỏ kim ngư (Ceratophyllum) lá có hình
một cọng dẹp lưỡng phân nhiều lần, lá của Myriophyllum như chỉ
gồm có gân chính và các gân phụ mà thôi.
Lá kép (compound leave)
Khi cuống chính chia thành nhiều cuống phụ
nhỏ, mỗi cuống phụ mang một lá phụ hay lá chét (leaflet). Tùy theo cách sắp xếp
của lá chét trên cuống chính mà ta phân biệt:
* Lá kép đơn giản nhất là lá kép có 2, 3, 4 lá chét và được gọi là lá
kép hai như ở lá móng bò (Bauhinia yunnanensis), lá kép ba ở lá me đất (Oxalis),
lá kép bốn gặp ở lá cây lạc (Arachis hypogea).
* Lá kép lông chim khi các lá chét sắp hai hàng hai bên cuống
chung có thể mọc đối nhau hay mọc cách trên cuống chung đó.
- Lá kép lông chim chẵn khi tận cùng của cuống chung có hai lá
chét, gặp ở muồng.
- Lá kép lông chim lẽ khi chót cuống lá chung mang một lá.
- Lá kép hai lần khi cuống chính mang hai hàng cuống phụ
và cuống phụ nầy lại mang hai hàng lá phụ; có thể chẳn hoặc lẽ. Ví dụ như ở lá
phượng (Delonix regia), lá keo giậu (Leuceuna glauca).
- Lá ba lần kép có cuống (sóng) chính mang hai hàng
cuống phụ, trên cuống phụ nầy mang hai hàng cuống phụ bậc ba nhỏ hơn và trên đó
mang các lá phụ. Ví dụ ở ráng, xoan (Melia azedarach) …
* Lá kép hình chân vịt khi các lá phụ (lá chét) tỏa ra tại một điểm
từ cuống chung. Số lá phụ thay đổi tùy loài: 3 ở cao su, 5 - 7 ở gòn, 7 ở trôm
(Sterculia foetida) …
Hình thái một số lá phân thùy, xẽ thùy
Trường hợp đặc biệt
* Nhiều cây họ Cam (Rutaceae), lá do ba lá phụ, giữa mổi lá
phụ và cuống có một ngấn (đốt); ở cam, quít, lá có dạng lá đơn và có đốt ở
cuống; người ta cho đây là lá kép trở thành lá đơn vì lá phụ teo mất. Ta gọi lá
kép do một lá phụ.
* Ráng bòng bong (Lygodium) rất thường gặp ở lùm
bụi nơi đất ẩm có một sợi dài leo quấn mang nhiều lá hai ba lần kép, thực ra
tất cả lá đó chỉ do một lá và được giải thích: ráng có một thân ngầm nằm bên
dưới đất, sợi dài leo quấn chính là sóng chính mang các sóng phụ đối xứng hai bên,
trên sóng phụ mang các lá phụ; đây là một loại lá đặc biệt có sự sinh trưởng vô
hạn định vì sóng chính mọc dài mãi.
* Ở bồ ngót (Sauropus androgynus), diệp hạ châu (Phyllanthus
niruri), lá đặc biệt do khi còn nhỏ mang ít lá phụ, từ từ lá sinh trưởng ở chót
có nghĩa là lá sẽ mọc dài ra và lá càng già càng mang nhiều lá phụ; khi lá già
thì chỉ có lá phụ rụng còn trơ lại sóng lá trên thân. Thật ra, đó là một nhánh
sinh trưởng có giới hạn và gọi là nhánh ngắn, trên nhánh ngắn nầy sẽ mang hoa
và như vậy ở đây nhánh ngắn chỉ gồm có một lá.
Cách sắp xếp của lá trên thân
Lá thường mọc trên thân theo một thứ tự nhứt
định gọi là diệp tự (phyllotaxy) và kiểu sắp xếp này đã được định sẳn trong
đỉnh ngọn của thân, làm cho các lá không che lấp lẫn nhau và mỗi lá có đủ ánh
sáng cần cho sự quang hợp. Cách mọc của lá cũng là một trong những tiêu chuẩn
trong phân loại.
Thường người ta phân biệt có ba cách mọc của
lá trên thân:
* Mọc cách / mọc xen khi chỉ có một lá ở mỗi mắt, lá ở hai mắt kề
nhau không bao giờ nằm trên một đường thẳng.
* Mọc đối khi mỗi mắt mang hai lá mọc đối diện nhau,
thường gặp kiểu lá mọc đối chéo chữ thập trong họ Hoa môi (Labiateae)
* Mọc vòng khi có hơn hai lá ở mỗi mắt, ta nói lá mọc
thành luân sinh, thường có 3 ở trúc đào (Nerium), 4 lá ở Peperomia,
5 lá ở xác pháo (Russelia) hay nhiều hơn ở phi lao (Cassuarina),
mộc tặc (Equisetum) …
Tiền khai lá
Trong chồi, các lá non sẽ xếp lại và sắp xếp
thế nào để choán ít chổ nhất. Cách sắp đặt của lá non là tiền khai lá. Tiền
khai lá là tính chất đặc trưng trong phân loại và được chia:
* Phẳng khi lá non xếp phẳng hay gần phẳng; gặp ở nhóm song tử
diệp như trúc đào, cà phê, lài trâu (Tabernae montana) …
* Xếp dọc khi lá gấp xếp thành hai dọc theo gân chính như ở Plumeria …
* Xếp ngang khi lá gấp xếp theo hai lằn ngang như ở Liriodendron …
* Lá búp gấp đôi khi lá non gấp nếp thành hình chữ V
hoặc chữ U theo gân giữa nhưng cũng có thể gập đôi và hướng ra ngoài thành hình
L. Ví dụ ở cúc, đậu, bạc hà và ở nhiều cây đơn
tử diệp như lưỡi đòng, lúa …
* Nhăn khi lá xếp nhiều lần, gặp ở dừa, cau …
* Quấn khi hai bên diệp nhục quấn lại như mai, hay quấn tròn như
chuối, gừng … hoặc quấn ngược khi bìa phiến quấn ra ngoài như trúc đào (Nerium),
nghễ (Polygonum) … Đuôi mèo khi quấn như đuôi mèo, gặp ở ráng, Cycas …
* Cuốn ngoài khi hai mép lá của phiến cuốn về phía ngoài và trái lại là cuốn
trong; cuốn tổ sâu khi lá non cuốn lại thành một ống xoắn
kiểu tổ sâu.
Tiền khai lá có thể thay đổi theo sự phát
triển của phiến lá.
Sự tiền khai lá